Xem nhanh
Bắc Giang không chỉ nổi tiếng là vùng đất có nhiều di tích văn hóa lịch sử, cùng các danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử, văn hóa lừng danh như chùa Vĩnh Nghiêm, rừng Khe Rỗ…, đặc sản Bắc Giang còn có rất nhiều những món ăn mà không phải ai cũng biết đến. Bánh đa Thổ Hà, Rượu Làng Vân, Vải thiều Lục Ngạn, Gà đồi Yên Thế, Gỏi cá mè… là những đặc sản Bắc Giang đã làm nên thương hiệu của vùng đất này, đến đây các bạn đừng quên thưởng thức những đặc sản Bắc Giang ngon nhất nhé.
Hãy cùng dacsanthanhnam.com tìm hiểu qua 14 đặc sản Bắc Giang nên mua làm quà qua bài viết dưới đây nhé.
Mỳ Chũ
Nói đến đặc sản Bắc Giang làm quà chúng ta nghĩ ngay đến Mỳ Chũ, được làm từ gạo Bao Thai Hồng. Trải qua rất nhiều công đoạn tạo sợi mỳ được tráng mỏng cắt thành sợi, phơi khô và buộc thành từng bó nhỏ. Mỳ Chũ rất dẻo và thơm nên có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, dùng để ăn lẩu, xào hoặc làm phở.
Địa chỉ: Số 122, đường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang. Có giá khoảng 35k/ 1 gói.
Xôi Trứng Kiến
Xôi trứng kiến, món ăn đặc sản Bắc Giang mang đến những hương vị đặc trưng riêng mà không nơi nào có. Trứng kiến sau khi làm sạch để ráo, rồi cho hành phi vào xào cùng, nêm gia vị cho vừa ăn. Khi xôi chín thì xới ra rồi trộn đều với trứng kiến. Vị ngọt dẻo của nếp nương, vị bùi của trứng kiến tất cả được hòa quyện, khiến ai đã 1 lần nếm thử sẽ nhớ mãi không quên.
Địa chỉ: 284 Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang. Giá khoảng 25k/suất.
Rượu Làng Vân
Cái tên làng Vân đã trở thành thương hiệu Làng Vân nổi danh thiên hạ, nơi có thứ rượu đặc biệt không chỉ dân ta ưa xài mà các ông Tây cũng rất khoái.
Được biết đến là loại rượu đặc sản Bắc Giang đã níu chân biết bao du khách khi đặt chân tới nơi đây.
Rượu làng Vân được nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon nhất được trồng trên cánh đồng màu mỡ thuộc làng Vân Xá, xã Vân Hà, Việt Yên. Nhắc đến rượu làng Vân đã bao đời nay trở thành niềm tự hào làm nên “thương hiệu” của Bắc Giang. Lý do rượu làng Vân có thể chinh phục bất kể một thực khách khó tính nhất, đó là sự hòa quyện giữa gạo nếp với men rượu bí truyền được chế biến từ 36 vị thuốc Bắc quý hiếm và phải ngâm ủ đủ 72 giờ. Rượu có màu trong vắt, uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác khó tả trong họng và không đau đầu.
Rượu có màu trong vắt, êm dịu. Nếu có 1 lần đến thăm nơi đây các bạn đừng thưởng thức hoặc mua về làm quà loại rượu có hương vị độc đáo này nhé.
Địa Chỉ: thôn Yên Viên, xã Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang. Có giá 150k/chai.
Bánh Đúc Đồng Quan
Bánh đúc Đồng Quan là 1 trong những món ngon dân dã làm mê mẩn biết bao du khách thập phương.
Loại bánh này được làm từ nguyên liệu đơn giản: bột gạo và lạc. Bánh đúc được nấu với nước vôi trong nên bánh khi ăn bạn sẽ cảm nhận được bánh vừa dẻo lại vừa mát. Miếng bánh đúc trắng ngần, bóng mịn, cộng thêm những hạt lạc được lấm tấm trên những miếng bánh. Nhìn những hình ảnh này chắc chắc bạn sẽ thấy hấp dẫn và muốn thưởng thức. Đây là loại bánh ăn kết hợp được rất nhiều thứ như mắm tôm, đường, mật mía,… Nhưng hương vị hợp nhất với món bánh này chính là tương bần, những hương vị đó hòa quyện thành vị quê nồng đượm, hấp dẫn bao người.
Tuy làm từ những nguyên liệu đơn giản nhưng để cho ra mẻ bánh đúc ngon, phải chọn loại gạo tẻ thơm và dẻo. Sở dĩ được nhiều người yêu thích bởi bánh có độ dẻo, vị béo của dừa, vị bùi của lạc, chấm với tương bần lại càng khiến chúng ta không thể cưỡng lại được.
Bánh đúc Đồng Quan là loại bánh có những hương vị khó quên của món ăn dân dã tại xã Đồng Sơn, TP Bắc Giang. Loại bánh này đã được nhiều làng quê chế biến, nhưng ở mỗi làng lại có những hương vị khác nhau.
Địa chỉ: 54 Đặng Thị Nho, phường Trần Phú, Bắc Giang. Có giá 20k/chục.
Vải Thiều Lục Ngạn
Khi nhắc đến những loại hoa quả đặc sản Bắc Giang chúng ta không thể không nhắc đến vải thiều Lục Ngạn.
Vải ở đây khi chín vỏ rất mỏng và đỏ, cùi dày hạt nhỏ, có vị ngọt đậm đà mà không nơi nào có được. Chính những vị đặc trưng riêng, đó đã làm nên tên tuổi vải thiều nổi tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc.
Địa chỉ: Nghĩa Hồ, Lục Ngạn, Bắc Giang. Giá khoảng 20k/kg.
Gà đồi Yên Thế
Khi đặt chân đến đây các bạn không nên bỏ lỡ đặc sản Bắc Giang nổi tiếng nhất chính là Gà đồi Yên Thế.
Ngay từ khi còn nhỏ, chúng đã được nuôi thả tự nhiên trên những ngọn đồi cao tít nên thịt rất ngọt và thơm. Thường được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, thịt gà ngon nhất là khi luộc chín tới chấm cùng với muối tiêu thì còn gì tuyệt vời hơn.
Gà đồi, gà chạy bộ chắc hẳn là những sản phẩm được lựa chọn số một của người tiêu dùng, tuy nhiên để thành “thương hiệu” thì không đâu bằng ở Yên Thế. Những chú gà ở đây có thịt thơm, ngọt, lại chắc, ăn no không biết chán. Cách chế biến để có chất lượng nhất là chỉ nên luộc chín tới, thịt gà còn chắc, giòn để chấm với muối trộn tiết luộc lá chanh, nước luộc ngọt lịm dùng để ăn kèm với cơm thì quả là tuyệt vời.
Địa chỉ: Thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, Bắc Giang. Có giá:130k/kg.
Bánh Vắt Vai
Bánh vắt vai, loại bánh đặc sản Bắc Giang có cái tên nghe khá lạ tai khiến người ta tò mò muốn khám phá.
Loại gạo được làm bánh ở đây, phải là loại gạo nếp Cái Hoa Vàng. Bánh có hương vị hòa quyện của đậu xanh, vị ngot, bùi của đường và gạo nếp, chút mùi thơm của ngải cứu khiến món ăn trở nên đậm đà quyến rũ. Đừng quên thưởng thức món ăn đặc biệt này khi đến đây các bạn nhé.
Địa chỉ:Chợ Lim, xã Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Gía 5k/chiếc.
Bánh Đa Kế
Một trong những món ăn dân dã hấp dẫn thực khách mỗi khi đến đây đó chính là món Bánh Đa Kế.
Nguyên liệu để cho ra chiếc bánh giòn rụm phải chọn loại gạo ngon, đem ngâm nước rồi xay nhuyễn trộn đều với gấc chín, rắc thêm vào đó chút vừng và lạc sống đã được dã dập. Sau đó nướng trên bếp than hoa khi chín sẽ chuyển sang màu vàng và dậy mùi thơm phức, nhâm nhi cùng chút rượu Làng Vân thì còn gì tuyệt vời hơn.
Địa chỉ: 54 Đặng Thị Nho, phường Trần Phú, Bắc Giang. Gía 5k/cái.
Cam Bố Hạ
Không chỉ nổi tiếng với vải thiều mà cam Bố Hạ còn là đặc sản Bắc Giang mang về làm quà được rất nhiều du khách tìm mua. Sức hấp dẫn của loại cam này là mùi thơm đặc trưng, ngọt đậm, tép to mọng nước. Tuy phần vỏ màu xanh nhưng ruột rất vàng và có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Địa chỉ: Nông trường Bố Hạ, xã Nghĩa Hòa, Lạng Giang, Bắc Giang. Giá khoảng 70k/kg
Nham Cá Bắc Giang
Món ăn cuối cùng trong số 10 đặc sản Bắc Giang không còn xa lạ gì đối với những thực khách khi đến đây đó chính là nham cá.
Khi chế biến nham, người đầu bếp sẽ tách vỏ trám, lấy cùi rồi thái nhỏ. Loại thịt lợn ăn cũng phải chọn thịt ba chỉ tươi, vừa có nạc, vừa có mỡ. Có như vậy món ăn mới không bị khô hay quá nhiều mỡ.
Thịt đem bóp muối, rửa sạch rồi để ráo, cho thêm nước mắm, bột ngọt và chờ thấm gia vị trong khoảng 1 giờ. Tiếp đó, mang thịt đi hấp chín, để nguội rồi thái chỉ. Nhiều người còn biến tấu bằng cách đem đi áp chảo cũng khá hấp dẫn, thịt lúc này chín vàng, bắt mắt.
Riêng phần cá chép sẽ được đem đi rán giòn, nhẹ nhàng gỡ bỏ xương. Tất cả các nguyên liệu sau đó được trộn cùng với rau thơm, khế chua xắt mỏng, nêm chút mắm, muối, bột ngọt, đường cho vừa miệng.
Để món nham thêm dậy vị, người ta còn phi hành vàng để trộn chung với các nguyên liệu có sẵn.
Sau khi hoàn tất mọi công đoạn, người đầu bếp sẽ trút nham ra đĩa, rắc thêm lạc rang giã nhỏ lên trên. Khi ăn, bạn có thể dùng kèm với chén nước tương, cảm nhận được vị mặn, chua, ngọt đậm đà không lẫn với những món khác. Bạn có thể thử món này trong các nhà hàng ở huyện Hiệp Hòa hoặc ở các khu chợ quê.
Địa chỉ: số 489, đường Lê Lợi, Bắc Giang. Có giá 50k.
Bánh đa Thổ Hà
Bất kể một ai đã từng ghé qua làng Thổ Hà chắc hẳn đã nếm thử hương vị bánh đa được sản xuất tại đây. Bánh đa ở đây khác hẳn với các loại bánh đa thông thường, nó được chế biến với một công thức bí truyền cùng với việc lựa chọn nguyên liệu kỹ càng và cách chế biến độc đáo nên có hương vị ngon rất riêng. . Có 2 loại là bánh đa nướng và bánh đa nem. Bánh đa nướng có màu vàng rộ, giòn tan, khi ăn có vị thơm bùi của vừng và lạc. Còn bánh đa nem có màu trắng vừa phải, mềm dẻo, dai và ngon, có đường kính khoảng 40 cm, rất phù hợp để làm quà mang về cho người thân thưởng thức.
Bánh tro
Đây là một thức quà từ lâu đã trở thành đặc sản ẩm thực ở làng Đa Mai, xã Đa Mai, thành phố Bắc Giang… Bánh tro (hay còn gọi là bánh gio) ngay cái tên gọi đã khiến người nghe liên tưởng đến một món ăn đậm chất quê. Nếu như đối với nhiều nơi, bánh tro chỉ được làm vào các dịp Tết Đoan Ngọ, Tết Nguyên Đán thì với người dân làng Đa Mai, bánh tro được làm hàng ngày để mang đi bán rộng rãi ở các chợ, ngõ phố và quán ăn dân tộc trong khu vực.
Sự kết hợp tuyệt vời nhất của món bánh này là chấm với đường hoặc nước mật, khi bạn ăn miếng bánh sẽ cảm nhận được vị thanh mát và dẻo thơm của gạo lẫn với vị ngọt của đường của mật.
Gỏi cá mè Hiệp Hòa
Không thua kém các khu vực khác, tại Hiệp Hòa đã từ nhiều đời nay, người dân ở làng Lý Viên, xã Bắc Lý một vùng quê ven sông Cầu luôn tâm đắc với món đặc sản dân dã mà không kém phần hấp dẫn làm mê mẩn cả những thực khách “kén” ăn nhất chính là gỏi cá mè.
Đây là món ăn không phải ngày nào cũng được người dân làm trong những bữa ăn hàng ngày. Thường thì món ăn này được làm để nhiều người trong gia đình hoặc những người dân trong làng yêu thích món ăn này cùng ăn với nhau.
Món gỏi cá mè nói làm thì rất dễ nhưng để làm được món gỏi cá mè ngon không bị tanh thì không phải ai cũng làm được, phải là những người có kinh nghiệm và sành ăn mới có thể làm thành công được món ăn này. Và thưởng thức được món ăn này cũng là một trải nghiệm rất tuyệt vời.
Bánh tẻ Thổ Hà
Bánh tẻ Thổ Hà nơi đây đã trở thành một trong những đặc sản Bắc Giang phổ biến. Bánh tẻ Thổ Hà nổi tiếng thơm ngon và nguyên liệu được chọn lọc rất cẩn thận kỹ càng. Bánh tẻ có 2 loại bánh tráng thường và bánh tráng cuốn.
Bánh khi ăn có vị giòn, vàng kết hợp thơm mùi vừng và lạc. Bánh tráng vừa mềm, vừa trắng lại vừa dai và có đường kính tầm khoảng 40cm.
Địa chỉ: Vân Hà – H. Việt Yên T. Bắc Giang
Hy vọng qua bài viết trên đây, các bạn đã tìm được đặc sản Bắc Giang mua làm quà tặng người thân cũng như bạn bè. Hãy cùng đón xem các bài viết mới nhất trên website của chúng tôi nhé.
Nguồn: Tham khảo