Xem nhanh
Chè Thái Nguyên có rất nhiều loại và thật khó để thưởng thức hết hương vị của các loại chè đó. Bởi vì vị giác của mỗi người là khác nhau, nên cảm nhận không hề giống nhau. Nếu bạn đang phân vân không biếtloại chè Thái Nguyên nào phù hợp với sở thích của mình thì hãy cùng tìm hiểu về các loại chè thái nguyên ngon sau đây.
Thái Nguyên có 4 vùng trồng Trà Thái Nguyên nổi tiếng. Tuy nhiên,tTrong khuân khổ bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về các loại chè được trồng tại Tân Cương Thái Nguyên.
1. CHÈ TA – GIỐNG CHÈ GỐC THÁI NGUYÊN
Cây chè ta đã được trồng tại Thái Nguyên từ lâu đời, được gieo trồng bằng hạt. Tuy nhiên cho năng xuất thấp nên diện tích cây chè ta đang dần bị thu hẹp và thay thế bằng các giống chè khác cho năng xuất cao hơn.
Đặc điểm của chè ta đó là vị đậm, chỉ cần một nhúm nhỏ cũng cho vị trà đậm đà quen thuộc. Màu nước khi pha đậm như chính vị trà vậy.
2. CHÈ CÀNH 777 – GIỐNG CHÈ NĂNG XUẤT CAO
Diện tích trồng chè cành 777 đang ngày được mở rộng. Không chỉ vì năng xuất cao mà loại chè này còn đáp ứng được nhu cầu thưởng thức chè thái nguyên của đại đa số người tiêu dùng.
Chè có đặc điểm rất dễ nhận thấy: búp nhỏ, có một chút trên búp gọi là tuyết (không phải là chè Shan tuyết). Khi pha thì nước có màu xanh rất đẹp và có cảm giác bụi trắng hình sợi trên mặt nước chè. Đó chính là tuyết chè tan ra. Hương chè thơm hơn chè ta, nhưng màu nước và vị lại không đậm bằng.
Chè cành 777 được hương và vị không quá đậm nên được đại đa số người tiêu dùng ưa chuộng. Trên hết là sản lượng trồng lớn nên giá thành rất phải chăng.
3. CHÈ PHÚC VÂN TIÊN – GIỐNG CHÈ LAI TRUNG HOA
Đây là giống chè vô tính của Trung Quốc được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống chè Phúc Đỉnh Đại Bạch Trà và bố là giống chè Vân Nam lá to.
Nói đến chè Trung Quốc hay Chè Tàu là có cảm giác hơi sợ vì sự an toàn. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng, vì giống chè này được trồng hoàn toàn ở Thái Nguyên. Chè này cho năng xuất rất cao và được trồng bằng cách dâm cành.
Khi pha chè Phúc Vân Tiên cho ra màu nước rất đẹp, xanh và có mùi chè thơm đặc trưng. Khi uống vào có vị ngọt ngay từ đầu. Có mùi thơm gần như mùi hoa nhài. Búp chè khô nhỏ và ngắn.
4. CHÈ KIM TUYÊN – GIỐNG CHÈ ĐÀI LOAN
Đây là giống mang mã số 12 của Đài Loan được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa mẹ là trà Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Nhập nội vào Việt Nam năm 1994, trồng ở các đồi chè Thái Nguyên.
Ngoại hình xoăn chặt, đẹp, có phủ tuyết, nước màu đỏ hồng tươi sáng, có mùi thơm đặc trưng nhưng vị nhạt.
5. CHÈ BÁT TIÊN – GIỐNG CHÈ ĐÀI LOAN
Chè Bát Tiên là giống chè vô tính được nhập về từ Đài Loan. Tuy búp chè không mập mạp, tua tủa như nhiều giống chè khác, nhưng đổi lại, chè Bát tiên có hương vị thơm ngon đặc biệt. Thưởng thức chén trà Bát tiên, người nghiện chè có sành đến mấy cũng phải gật gù nhận xét: “Thơm ngon, đẹp màu, được nước!”.
Chè Bát Tiên là giống chè ngon đặc sản, nước có màu mật ong (đỏ). Búp chè và lá chè cũng có màu đỏ. Sản phẩm chè Bát tiên là món quà quý dùng để cho, biếu, tặng.
Cây chè Bát Tiên tương đối khó trồng và có năng xuất không cao, dễ bị sâu bệnh. Chính vì vậy nên giá thành thường cao hơn các loại chè khác. Nhưng những gì mà chè bát tiên mang lại hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra.
6. CHÈ CÀNH LAI
Giống chè này gần giống chè ta về mô tả, nhưng nước xanh hơn và có vị đâm hơn. Những người nghiện chè lâu năm thường sử dụng chè này. Vì chỉ cần một lượng nhỏ cũng đủ tạo ra hương vị đậm đà.
Trên đây chỉ là một số giống chè đặc sản được trồng phổ biến ở Thái Nguyên. Tất nhiên còn nhiều giống chè khác nữa, nhưng do kiến thức còn hạn hẹp và ít phổ biến tới người tiêu dùng, nên tác giả hẹn dịp khác sẽ viết về các giống chè này.
Các giống chè trên gia đình có trồng và thu hái. Tất cả chè đều được sản xuất thủ công nên hương vị sẽ rất ngon và đặc biệt. Nếu quý khách nào có nhu cầu kinh doanh chè thái nguyên hoặc mua về thưởng thức, vui lòng liên hệ trước để đặt hàng.
Theo thainguyentv.vn