7 đặc sản Điện Biên làm quà biếu ngon và ý nghĩa

Đặc Sản Nam Định
Đặc Sản Nam Định
7 đặc sản Điện Biên làm quà biếu ngon và ý nghĩa
Loading
/

Điện Biên là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Bộ của Việt Nam, gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ và lễ hội hoa ban. Tỉnh lỵ của tỉnh là thành phố Điện Biên Phủ.

Điện Biên có nền ẩm thực ít nhiều chịu ảnh hưởng của ẩm thực vùng Tây Bắc. Ngoài các món ăn phổ biến như phở, bánh cuốn, bún chả,…; Điện Biên cũng có không ít các món ăn đặc sản phong phú và đa dạng. Hãy cùng dacsanthanhnam.com khám phá 7 đặc sản Điện Biên làm quá biếu ý nghĩa qua bài viết dưới đây nhé.

Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp

Nhắc đến thịt trâu gác bếp, chắc hẳn du khách sẽ không thể nào quên được hương vị thơm ngon, dai dai, ngọt ngọt của từng thớ thịt. Không chỉ làm “say lòng” thực khách, món thịt trâu gác bếp còn là đặc sản làm quà biếu vô cùng phù hợp.

Để làm ra được món thịt trâu gác bếp thơm ngon, người làm phải chọn thịt tươi ngon, lọc hết gân, bạc nhạc. Sau đó mới thái miếng dọc thớ dài 10-15cm rồi ướp với rất nhiều gia vị. Trong đó có gừng, sả, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát, dổi. Sau khi ướp trong khoảng 2-3 tiếng đồng hồ, người làm lấy que xiên và sấy trên than củi, từng xiên thịt được để xa than hồng cho thịt chín từ từ và đều nhau.

Thịt trâu khi được sấy cho sẽ được người ta canh để thịt vừa chín tới để đảm bảo độ ngọt và thơm. Lúc ăn có thể cho vào hấp lại khoảng 30 phút để thịt mềm hơn. Vị ngọt của thịt hòa quyện trong hương vị đậm đà của gia vị tạo nên món đặc sản vùng cao mà ai cũng nên thưởng thức một lần trong đời. Thịt trâu gác bếp dai dai, cay cay, ngọt ngọt mà chấm cùng hạt mắc khén, chanh, kết hợp thêm bia nữa là tuyệt vời.

Rượu Mông Pê Tủa Chùa

Rượu Mông Pê Tủa Chùa
Rượu Mông Pê Tủa Chùa

Ngoài thịt trâu gác bếp thì rượu Mông Pê Tủa Chùa cũng là một trong những đặc sản Điện Biên làm quà biếu thích hợp. Tên rượu “Mông pê” được dịch ra tiếng phổ thông là Mông ta, nghĩa là rượu của người Mông ta. Theo một ý nghĩa đặc biệt, loại rượu ngô này là của người Mông Tủa Chùa và chỉ có ở đây mới nấu được thứ rượu thơm ngon này.

Thành phần chính của rượu Mông Pê Tủa Chùa là ngô nếp đầu mùa. Ngô được chọn để làm rượu phải là những bắp thuần chủng, hạt đều, màu trắng ngà, dẻo thơm, ngọt đượm. Ngô vừa cứng sữa sẽ được thu về, vẽ từng hạt bằng tay, rửa với nước mạch đá, sau đó hấp cách thủy liên tục hơn 6 giờ đồ. Sau khi chưng cất, người ta sẽ vớt ra nong, nia có trải lá chuối ở trên cho nguội, sau đó rắc men lên. Men ủ loại rượu đặc biệt này là men lá được làm từ biệt dược trên núi.

Sau khi rắc men xong, nguyên liệu này sẽ được ủ dưới lòng đất với độ sâu 1m, trải qua 3 tháng, người ta sẽ đào lên rồi mang ra nấu thành rượu. Nước để nấu rượu cũng rất đặc biệt, đó là nước ở trên các khe núi đá cao, do đó, vị của loại rượu Mông Pê này rất đặc trưng mà chỉ vùng đất Tủa Chùa này mới có.

Loại rượu này được chọn làm quà biếu rất phù hợp với người trung niên, cao tuổi. Bởi vì men rượu là dược liệu của núi rừng, có tác dụng trừ cảm, lưu thông khí khuyết tốt, giảm đau nhức xương khớp, phòng cảm lạnh, uống bao nhiêu cuãng không thấy đau đầu.

Rượu Sâu chít

Rượu sâu chít Điện Biên
Rượu sâu chít Điện Biên

Rượu sâu chít đặc sản Điện Biên được rất nhiều du khách yêu thích bởi hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Rượu có thành phần là sâu chít, một loại sâu sống lâu năm bên trong thân cây chít. Sau khi lấy lấy ra, người ta rửa sạch sâu bằng rượu trắng, sau đó ngâm với rượu nếp. Vậy là sau thời gian ủ, chúng ta sẽ có loại rượu đặc sản của vùng đất Điện Biên trù phú này.

Lạp xưởng gác bếp

Lạp xưởng Điện Biên
Lạp xưởng Điện Biên

Như chúng ta đã biết, lạp xưởng được làm từ thịt lơn xay trộn lẫn với gia vị và được nhồi vào lòng non của lợn. Khác với các phương thức làm thông thường, lạp xưởng Điện Biên được thực hiện rất công phu và tỉ mỉ. Nhân của lạp xưởng phải là thịt thăn tươi, nạc mông săn chắc hoặc nạc vai. Lòng non phải là đoạn lòng ngon nhất.

Sau khi nhân được nhồi căng, lạp  xưởng được đem đi phơi nắng trong 3 ngày, sau đó được treo lên gác bếp. Với cách làm này, lạp xưởng giữ được hương vị giòn dai đặc biệt mà không phải nơi nào cũng có. Đặc biệt, lạp xưởng này giữ được rất lâu, quanh năm không hỏng nên rất được lòng du khách và các gia đình Việt.

Bánh dày Điện Biên

Bánh dày Điện Biên
Bánh dày Điện Biên

Bánh dày – một trong những đặc sản Điện Biên làm quà được rất nhiều em nhỏ yêu thích. Đây là món bánh không thể thiếu trong các ngày lễ tết của người Mông.

Từ nguyên liệu nếp hương, người dân nơi đây đã tạo ra thứ bánh thơm ngon làm “say lòng” thực khác. Loại bánh này có yêu cầu rất khó, phải dùng tau giã nhuyễn rồi mới gói bằng lá dong rừng. Nếp cũng phải là loại nếp hương đầu mùa, dèo ngọt. Bánh dày để được rất lâu, nhất là khi tiết trời lành lạnh đầu xuân. Bánh này có thể ăn kèm với giò, chả hoặc nướng trên than hồng rồi chấm với mật ong rừng tạo nên hương vị ngọt ngào khó quên.

Măng khô rừng

Măng khô Điện Biên
Măng khô Điện Biên

Loại măng khô rừng Điện Biên có màu vàng hơi nâu, thơm mùi măng mới, khi ăn có vị dai dai, giòn giòn rất ngon miệng.

Chè tuyết Tủa Chùa

Chè tuyết Tủa Chùa
Chè tuyết Tủa Chùa

Chè Tuyết còn được gọi là chè Tuyết San, đây là loại chè có hương vị thơm ngon hảo hạng bậc nhất Điện Biên. Loại chè này cũng được rất nhiều du khách chọn làm quà biếu.

Chè Tuyết mọc ở độ cao 1400m so với mặt nước biển, khí hậu lạnh quanh năm, thân gỗ cổ thụ. Nhờ các đặc điểm này nên loại chè này có màu vàng óng ánh, khi mới uống có vị đắng nhưng sau khi uống lại có vị ngọt, thơm ngon đặc trưng lưu lại nơi đầu lưỡi. Với nguồn nguyên liệu sạch, quy trình chế biến phức tạp, chè Tuyết San xướng đáng là loại chè thượng hạng làm quà biếu cho người thân, bạn bè. 

Trên đây là 7 đặc sản Điện Biên làm quá ý nghĩa tặng người thân và bạn bè mà dacsanthanhnam.com đã giới thiệu tới các bạn. Hy vọng qua bài viết trên chúng ta đã tìm được món quà ý nghĩa tặng bạn bè. Hãy cùng xem qua các bài viết tiếp theo của chúng mình nhé.

Nguồn: luhanhvietnam.com.vn

5/5 - (5 bình chọn)