Nghề làm bánh kẹo ở xã Xuân Bắc (Xuân Trường) đã có từ xa xưa. Hiện nay, một số gia đình trong xã vẫn gìn giữ và phát triển nghề làm bánh kẹo truyền thống với hương vị đặc trưng của địa phương, tiêu biểu như: bánh sâu, bánh chông, bánh gai, kẹo lạc…
Nghề làm Sâu Dâu ở Xuân Bắc
Về xóm 7, xã Xuân Bắc, chúng tôi được giới thiệu đến gia đình ông Trần Văn Quý – một trong số ít hộ còn giữ nghề sản xuất bánh sâu với hương vị truyền thống. Đang làm dở mẻ bánh sâu để hôm sau kịp bán, ông Quý vừa thoăn thoắt nặn bột vừa chia sẻ với chúng tôi: Nghề làm bánh sâu đã có ở địa phương từ lâu, riêng gia đình ông đã có truyền thống 3 đời theo nghề. Sở dĩ gọi là bánh sâu vì khi ra thành phẩm, hình dáng bánh giống con sâu.
Nguyên liệu làm bánh
Nguyên liệu để làm bánh sâu là gạo tẻ. Kinh nghiệm để chọn gạo ngon, sạch, đảm bảo chất lượng làm bánh của gia đình ông Quý là: phải chọn loại hạt gạo mẩy, đều, còn nguyên phôi trắng, ít hạt vỡ, hạt vàng ngà, ngửi sát có mùi thơm nồng tự nhiên thì là loại gạo mới và già hạt. Khi nhấp vài hạt trong miệng cảm giác gạo có vị ngọt tự nhiên. Đặc biệt, loại gạo làm bánh sâu không được chọn gạo dẻo bởi khi làm bánh sẽ bị ỉu, không giòn…
Sau khâu chọn nguyên liệu, gạo sẽ được ngâm nước rồi để ráo, sau đó được chia thành hai phần: một phần để đun thành cháo, một phần để nghiền thành bột. Nồi cháo đạt tiêu chuẩn để rây bột phải đảm bảo các yếu tố: nước ở nhiệt độ từ 50 đến 60 độ mới cho gạo vào; tỷ lệ một phần gạo, 3 phần nước để cháo không quá đặc hay quá loãng…
Sau khi nồi cháo đã nhuyễn, bột gạo vừa nghiền và cháo sẽ được trộn đều với nhau để vò thành cục bột. Người làm bánh sau đó tiếp tục giã cục bột từ 10-20 phút để bột không bị vón. Cục bột được chia nhỏ từng phần, sau đó lăn trên 1 mâm phẳng thành thanh bằng ngón tay út, dài từ 20-30 cm. Tiếp đó, những thanh bột được thái nhỏ bằng hạt ngô rồi được rắc đều một lớp bột để các viên không dính vào nhau.
Các viên bột sau đó được tạo hình bằng một chiếc khuôn. Chiếc khuôn thực chất là một rãnh nhỏ được gắn lên tấm gỗ 10cm2, khi viên bột miết qua rãnh sẽ tạo thành hình con sâu. Viên bột sau đó được rắc thêm một lớp bột trước khi cho vào chảo mỡ để rán, khi nào viên bột nổi lên sẽ được vớt ra. Công đoạn cuối cùng là đun chảy đường rồi cho bánh sâu vào đảo đều. Bánh sâu đạt chất lượng yêu cầu phải thơm mùi gạo, vị đường không bị cháy, bánh giòn, hơi ngả màu vàng tự nhiên.
Đặc sản Sâu Dâu Xuân Bắc
Theo ông Quý, hiện nay để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các hộ sản xuất bánh sâu đều có máy làm bánh cho năng suất cao hơn; tuy nhiên các khâu như nhào bột hay rán vẫn hoàn toàn làm bằng thủ công. Và dù làm thủ công hay máy móc, bánh sâu mang thương hiệu xã Xuân Bắc cũng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có chất bảo quản và phụ gia bị cấm.
Đặc Sản Nam Định chuyên cung cấp đặc sản sâu dâu Xuân Bắc tại Hà Nội với chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng. Để được mua hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi
Đặc Sản Nam Định
Địa chỉ: 1704, CT1B, Khu nhà ở Bộ tư lệnh Thủ Đô, Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0962.918.241 – 0357.13.11.19
Tú Nguyễn Duy –
Mình đã mua đặc sản nam định ở đây. Rất ngon, rất tuyệt. Mọi người nên ghé đây mua hàng nhé
Thuận Vũ –
Cảm ơn bạn đã tin tưởng shop.